Các tin tức thị trường Forex quan trọng nên đọc khi đầu tư ngoại hối
Tin tức là một phần quan trọng của giao dịch ngoại hối nhưng không phải tin ngoại hối nào trader cũng cần quan tâm. Các bản tin về chính sách lãi suất của các ngân hàng trung ương, bản tin Non-Farm hay các bài phát biểu của người đứng đầu các ngân hàng trung ương là những tin ngoại hối dễ gây biến động thị trường nhất, nên cần được trader cập nhật thường xuyên và liên tục.
Giao dịch Forex theo tin tức ngày càng trở nên phổ biến và đươc nhiều trader yêu thích vì nó mang lại cơ hội kiếm lợi nhuận lớn trong khoảng thời gian tương đối ngắn. Hơn nữa, dù bạn không phải trader theo trường phái cơ bản thì không có gì nghi ngờ khi khẳng định tin tức thị trường Forex là một động lực quan trọng của thị trường. Tuy vậy, thế giới tài chính diễn biến vô cùng khó lường, đầy bất ngờ và kịch tính và không phải tất cả các sự kiện tin tức kinh tế vĩ mô đều có tác động tương tự đến thị trường.
Vì vậy, trong số hàng trăm tin tức thị trường Forex được phát hành hàng ngày, làm sao để biết đâu những sự kiện tin tức bạn nên theo dõi? Tin tức nào chịu trách nhiệm về phần lớn biến động giá của hầu hết các cặp tiền tệ?
Trong bài viết dưới đây, Investmentforexpro sẽ chỉ ra và cùng bạn phân tích những tin tức thị trường forex quan trọng bao gồm những con số kinh tế nào được công bố khi nào, tin tức dữ liệu nào liên quan nhất đến các nhà giao dịch ngoại hối và hướng giao dịch của các trader đối với những thông tin biến động thị trường này.
Cuộc họp của các ngân hàng trung ương và các quyết định về lãi suất – Central Bank Meetings and Interest rate policy
Bản tin tức thị trường forex có tác động quan trọng nhất là các cuộc họp của ngân hàng trung ương và các quyết định về lãi suất. Với nhiệm vụ kiểm soát lạm phát và đảm bảo sự ổn định về giá trị đồng tiền của quốc gia, các cuộc họp của ngân hàng trung ương có tác động cao nhất đến sự biến động của thị trường ngoại hối.
- Các cuộc họp quan trọng: FOMC (Ủy ban Thị trường mở Liên Bang), ECB (Ngân hàng Trung ương Châu Âu), BoE (ngân hàng trung ương của Vương quốc Anh), RBA (Ngân hàng Dự trữ Úc), BoJ (Ngân hàng trung ương Nhật Bản)
- Tần suất: Các cuộc họp của FOMC, BOE và BOJ được tổ chức định kỳ 8 lần 1 năm. Hội đồng quản trị (Governing Council), cơ quan ra chủ chốt của ECB, thường họp hai tuần một lần và cứ 6 tuần 1 lần, cơ quan này sẽ đưa ra quyết định về chính sách tiền tệ, tức là thiết lập các mức lãi suất chính cho khu vực đồng Euro.
Trong số các cuộc họp đó, cuộc họp của Ủy ban Thị trường mở Liên Bang (FOMC) – cơ quan hoạch định chính sách tiền tệ trực thuộc Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) là quan trọng nhất và có thể gây ra biến động lớn trên thị trường. Tại đây các thành viên sẽ bàn bạc với nhau để đưa ra chính sách lèo lái thị trường kinh tế Mỹ.
Hàng năm, FOMC tổ chức 8 cuộc họp tại Washington, D.C. và các cuộc họp này được lên lịch định kỳ trong năm cùng một số cuộc họp khác khi cần thiết. Các cuộc họp FOMC không công khai nhưng từ năm 2011, Chủ tịch FED sẽ tổ chức một cuộc họp báo ngay sau khi kết thúc mỗi cuộc họp vừa để tuyên bố những thay đổi về chính sách tiền tệ, bao gồm cả những báo cáo về quyết định chính sách và giải thích tính hợp lý của nó cũng như công khai số biểu quyết của các thành viên, vừa giải đáp thắc mắc từ báo giới.
Cuộc họp của các ngân hàng trung ương và các quyết định về lãi suất – Central Bank Meetings and Interest rate policy
Bản tin tức thị trường forex có tác động quan trọng nhất là các cuộc họp của ngân hàng trung ương và các quyết định về lãi suất. Với nhiệm vụ kiểm soát lạm phát và đảm bảo sự ổn định về giá trị đồng tiền của quốc gia, các cuộc họp của ngân hàng trung ương có tác động cao nhất đến sự biến động của thị trường ngoại hối.
- Các cuộc họp quan trọng: FOMC (Ủy ban Thị trường mở Liên Bang), ECB (Ngân hàng Trung ương Châu Âu), BoE (ngân hàng trung ương của Vương quốc Anh), RBA (Ngân hàng Dự trữ Úc), BoJ (Ngân hàng trung ương Nhật Bản)
- Tần suất: Các cuộc họp của FOMC, BOE và BOJ được tổ chức định kỳ 8 lần 1 năm. Hội đồng quản trị (Governing Council), cơ quan ra chủ chốt của ECB, thường họp hai tuần một lần và cứ 6 tuần 1 lần, cơ quan này sẽ đưa ra quyết định về chính sách tiền tệ, tức là thiết lập các mức lãi suất chính cho khu vực đồng Euro.
Thông thường vào mỗi tháng, các ngân hàng trung ương của các nền kinh tế trên thế giới gặp nhau để thiết lập mức lãi suất và thảo luận về các kế hoạch chính sách trong tương lai. Theo đó, họ phải thống nhất ý kiến rằng, liệu nên giữ nguyên, tăng hay giảm lãi suất.
Phần quan trọng nhất của các cuộc họp Ngân hàng trung ương chính là chính sách lãi suất và các quyết định kèm theo. Kết quả của quyết định này là cực kỳ quan trọng đối với đồng tiền của các nền kinh tế bởi sự gia tăng lãi suất sẽ tỉ lệ thuận với việc tăng giá của đồng tiền và ngược lại.
Trong số các cuộc họp đó, cuộc họp của Ủy ban Thị trường mở Liên Bang (FOMC) – cơ quan hoạch định chính sách tiền tệ trực thuộc Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) là quan trọng nhất và có thể gây ra biến động lớn trên thị trường. Tại đây các thành viên sẽ bàn bạc với nhau để đưa ra chính sách lèo lái thị trường kinh tế Mỹ.
Hàng năm, FOMC tổ chức 8 cuộc họp tại Washington, D.C. và các cuộc họp này được lên lịch định kỳ trong năm cùng một số cuộc họp khác khi cần thiết. Các cuộc họp FOMC không công khai nhưng từ năm 2011, Chủ tịch FED sẽ tổ chức một cuộc họp báo ngay sau khi kết thúc mỗi cuộc họp vừa để tuyên bố những thay đổi về chính sách tiền tệ, bao gồm cả những báo cáo về quyết định chính sách và giải thích tính hợp lý của nó cũng như công khai số biểu quyết của các thành viên, vừa giải đáp thắc mắc từ báo giới.
Tỷ lệ thất nghiệp (Unemployment Rate) và Bản tin Nonfarm Payrolls (NFP)
Việc làm chính là xương sống của tăng trưởng kinh tế, do đó tỷ lệ thất nghiệp được xem là chỉ báo quan trọng về sức khỏe của một nền kinh tế.
Tỷ lệ thất nghiệp ở một quốc gia tăng lên sẽ ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế. Điều này có nghĩa rằng các nhà giao dịch sẽ có một kỳ vọng rất xấu về sức khỏe kinh tế của quốc gia đó. Ngoài ra, còn có mối tương quan giữa số liệu việc làm và lãi suất: việc làm tăng lên sẽ dẫn đến việc các ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất với mục đích cân bằng lạm phát với tăng trưởng.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là sự thay đổi giá cả của một rổ hàng hóa và dịch vụ. Hiểu nôm na thì CPI đo lường tỷ lệ lạm phát trong nền kinh tế so với năm gốc (base year).
Đây cũng là một trong những tin tức thị trường forex có tác động mạnh mẽ nhất, trong đó Chỉ số giá tiêu dùng của Hoa Kỳ (US Consumer Price Index) được phát hành hàng tháng là bản tin quan trọng nhất mà trader cần theo dõi.
Bản tin CPI có tác động mạnh mẽ nhất được phát hành hàng tháng, nhưng do tầm quan trọng của nó, dữ liệu cũng được tổng hợp thành các bản ghi hàng quý và hàng năm.
Tin từ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC)
OPEC bao gồm 13 thành viên là các quốc gia sản xuất dầu thô lớn như Ả Rập Saudi, Kuwait, Iran, v.v. Hiện tại, các nước OPEC kiểm soát khoảng 44% sản lượng dầu thô của thế giới và quyết định tăng hoặc giảm sản lượng dầu thô của họ có thể có tác động lớn đến thị trường năng lượng thế giới.